Thiết kế website bán hàng – khái niệm “gây sốt” suốt thời gian vừa qua và đang tiếp tục làm mưa làm trong thời gian sắp tới. Nhất là đối với những ai ấp ủ, quan tâm hay dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh Online. Xu hướng kinh doanh tất yếu của Việt Nam và trên toàn thế giới.
Thiết kế website bán hàng online, Thiết kế web bán hàng hút khách, Thiết kế website bán hàng trực tuyến hiệu quả đang là những khái niệm được “săn đón” nhiệt liệt. Vì đây là tấm vé thông hành “bắt buộc” dẫn đường người kinh doanh chạm tay đến “chiếc cúp” thành công, doanh số và doanh thu luôn tăng cao không ngừng.
Nhưng, để tạo nên WEBSITE BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP – HIỆU QUẢ – ĐẲNG CẤP sẽ không hề đơn giản nếu người đồng hành của bạn không có chiến lược phát triển website phù hợp và đúng hướng.
Mua sắm Online từ lâu không chỉ là phục vụ nhu cầu cần thiết, nó thật sự đã trở thành phong cách tiêu dùng mới của đại đa số người tiêu dùng ở khắp các quốc gia.
Tại bất kỳ đâu, chúng ta đã quá đỗi quen thuộc với hình ảnh giao nhận hàng Online liên tục hàng giờ. Mua 1 món hàng bé xinh vài nghìn đồng cho đến sản phẩm có giá trị hàng tỷ đồng (như nhà hay xe) cũng được tham vấn ý kiến bởi mạng Internet.
Người tiêu dùng chỉ cần mất vài phút để có thể tìm được món hàng ưng ý web bán hàng nào đó, và một thời gian ngắn ngủi đôi khi chỉ tính bằng giây để hoàn thành thủ tục sở hữu nó. Tạo tài khoản, cho vào giỏ hàng, so sánh sản phẩm, thanh toán online… đã trở thành thói quen thường trực của hàng triệu User.
Đặc biệt hơn, chúng ta đang chào đón thêm các “tín đồ mua sắm” mới – gen Z (các bạn trẻ sinh ra vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21). Họ đã trưởng thành, tự lập, mang luồng gió mới về tư duy mới mẻ và phong cách sống độc lập cho chính các thế hệ trước. Họ còn dự đoán là “Thế hệ quyết định xu hướng tiêu dùng của tương lai”.
Những lợi ích to lớn website bán hàng có thể mang đến cho bạn
01.Tiếp cận nhu cầu mua sắm người dùng trên Internet nhanh chóng
Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, có đến 30% dân số tham gia mua sắm online, doanh số bán hàng trực tuyến đạt 10,08 tỷ USD/1 năm. Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đang là “miếng bánh" ngon khổng lồ cho đông đảo ngành hàng. Thiết kế web bán hàng hiệu quả chính là cách kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và thương hiệu của bạn nhanh nhất.
02.Tối đa tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng của người dùng
“Vạn người mua” trên thị trường Online có thể tìm thấy cửa hàng của bạn, trở thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng thân thiết. Lúc này, website của bạn chính là gian hàng đặc sắc nhất có thể thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn và nhanh chóng quyết định chốt đơn. Thiết kế trang web bán hàng càng chuyên nghiệp, thành công càng cao.
03.Tiết kiệm chi phí, tối ưu lợi nhuận
Gian hàng Online sẽ giúp bạn nói không với tiền thuê mặt bằng; chi phí cố định đi kèm; chi phí nhân sự; các dịch vụ chi trả khác mà cửa hàng Offline nhất định phải có. Chỉ cần bạn sở hữu cho mình website bán hàng chuyên nghiệp“sang - xịn" là bạn đã kinh doanh suôn sẻ, điều này giúp bạn tối đa lợi nhuận cuối cùng. Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ hơn thế.
04.Chăm sóc, tiếp cận, tương tác người dùng 24/7
Ví như nhân viên mẫn cán nhất, hệ thống chăm sóc khách hàng thông qua website sẽ không bỏ lỡ bất kỳ nhu cầu nào khách hàng. Điều đặn 24/24, suốt 24/07, khách hàng dù ở bất kỳ đâu trong quả đất này vẫn có thể tiếp cận được cửa hàng trực tuyến của bạn. Bạn có thể quản lý thuận tiện, nắm bắt nhanh nhu cầu, tương tác trực tiếp khách hàng và giải quyết mọi vấn đề “nhanh như chớp".
Nếu bạn đang đọc được bài viết này thì có nghĩa là bạn đang truy cập vào website của FPT Shop tại địa chỉ fptshop.com.vn. Hầu hết những thông tin, nội dung bạn đọc, xem, thấy hàng ngày trên internet cũng đều là website. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chính xác định nghĩa website là gì và những thông tin liên quan đến chúng.
Website là gì?
Web là tên thường gọi của World Wide Web (mạng toàn cầu), một tập hợp con của Internet bao gồm các trang có thể được truy cập bằng trình duyệt Web.
Các trang web được định dạng bằng ngôn ngữ gọi là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hypertext Markup Language - HTML). Ngôn ngữ này cho phép người dùng nhấp qua các trang trên Web thông qua các liên kết. Web sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin. Các trình duyệt như Internet Explorer, Google Chrome hoặc Mozilla Firefox hoạt động như một công cụ để người dùng có thể truy cập các tài liệu Web hoặc các trang Web được kết nối thông qua các liên kết.
Web chỉ là một trong những cách chia sẻ thông tin qua Internet bên cạnh những thứ khác bao gồm email, nhắn tin tức thời và Giao thức truyền tệp (FTP).
Hiểu một cách ngắn gọn thì Web là mạng.
Còn Site là địa điểm. Ví dụ worksite có nghĩa là nơi làm việc, chỉ một địa điểm, địa chỉ cụ thể.
Như vậy Website = Web + Site, tức một địa chỉ cụ thể trong mạng toàn cầu hay còn được gọi là trang mạng.
Điều đó có nghĩa là website phải đảm bảo được các yếu tố: Nằm trong mạng toàn cầu, có thể truy cập bằng các trình duyệt web, sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin và quan trọng là phải có một địa chỉ cụ thể.
Website thường chứa các nội dung văn bản, hình ảnh, video và rất nhiều định dạng nội dung khác, được lưu trữ trên máy chủ.
Phiên âm tiếng Anh của website là “ˈwebsīt”, cách đọc gần đúng là "goép-sai".
Tuy nhiên, khái niệm nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khẳng định “website” được định nghĩa là “trang thông tin điện tử”.
Đến đây thì có lẽ bạn đã phần nào nắm được website là gì rồi đúng không nào. Tuy nhiên cũng cần làm rõ một sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa “website” và “trang web”.
Vậy trang web là gì?
Trang web, trong tiếng Anh là “web page”, là một phần của website. Một website thông thường sẽ bao gồm nhiều web page hoặc tối thiểu là một web page.
Tuy nhiên trong thực tế thì phần lớn người Việt Nam vẫn sẽ ngầm hiểu rằng “trang web” = “website”, mặc dù có chút không đúng về mặt định nghĩa nhưng trong giao tiếp hàng ngày, không phải các văn bản quan trọng thì cách sử dụng này vẫn được chấp nhận rộng rãi.
Cấu tạo và hoạt động của website là gì
Website thường chứa nhiều webpage hay còn thường được gọi là trang con. Tất cả được lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml (Extensible HyperText Markup Language - mở rộng của html). Chúng sẽ được lưu trên các máy chủ (web server).
Khi người dùng muốn truy cập các thông tin từ website cần sử dụng các trình duyệt web để truy cập vào địa chỉ của website, đọc các file lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml và hiển thị dưới dạng trực quan để dễ dàng tiếp nhận nội dung, thao tác.
Một website muốn hoạt động cần có các thành phần:
Source Code (mã nguồn): Để các nội dung có thể hiển thị, thao tác, tương tác, tự động tối ưu trên từng loạt thiết bị…
Web hosting (Lưu trữ web): Nếu website là một ngôi nhà thì hosting chính là miếng đất để xây ngôi nhà đó. Nó lưu trữ Source Code, hình ảnh, video, nội dung… của website.
Tên miền (domain): Khi bạn đã có miếng đất và ngôi nhà, bạn cần có địa chỉ để những người khác có thể tìm đến và truy cập. Vì vậy bạn cần có một tên miền (domain). Mỗi tên miền là duy nhất trên toàn thế giới để đảo bảo mọi người đều có thể đến chính xác nhà của bạn.
Các thành phần giao diện website
Một website hay một webpage đều cần các thành phần dưới đây để hoạt động, sử dụng một cách bình thường.
Header
Header là phần đầu trang thường chứa logo, thanh điều hướng, nút tìm kiếm, giỏ hàng… Tuy nhiên trong một số trường hợp như landing page có thể không có Header hoặc Header chỉ bao gồm logo.
Slider/Carousel
Thành phần này không nhất thiết phải có trên website nhưng phần lớn các website đều có thêm phần này nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng. Đây chính là phần hiển thị tóm tắt các nội dung quan trọng, các khuyến mãi hot (với website bán hàng), các nút kêu gọi hành động (như nhắn tin, điền thông tin…), các tin hot (với website tin tức)...
Hiện tại các trang web thường thiết kế dạng động với nhiều hình ảnh tự trượt qua thể hiện nhiều thông tin nổi bật khác nhau, nhưng cũng có những website chỉ sử dụng các ảnh tĩnh, hay còn được gọi là banner.
Content Area
Đây là nơi hiển thị nội dung hay còn được gọi là body. Khi bạn đang đọc bài viết này thì phần nội dung, hình ảnh bạn đang đọc chính là Content Area. Đây là phần quan trọng nhất của một website, nơi cung cấp các thông tin giá trị nhất cho người đọc. Tất cả những nội dung xuất hiện trong Content Area ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google cũng như quyết định xem người đọc có muốn tiếp tục ở lại website này hay không.
Footer
Nằm ở cuối cùng của trang web là Footer. Footer khá đa dạng về hình thức, nội dung, thông tin hiển thị nhưng chủ yếu sẽ là các thông tin về bản quyền, giấy phép, liên kết đến fanpage, Google Maps, đôi khi là các website liên quan, hệ thống cửa hàng và chi nhánh, menu điều hướng…
Sidebar
Sidebar (thanh bên) cũng hay được sử dụng trên nhiều website. Mặc dù không quá quan trọng nhưng nó có thể giúp người dùng tiếp cận thêm nhiều thông tin như các nội dung liên quan, nội dung người dùng có thể quan tâm, các sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi…
Như tên gọi, sidebar được đặt ở một hoặc cả hai bên website, nằm cạnh phần Content Area (body). Tuy nhiên thông thường thì sidebar chỉ nằm bên phải và nó chỉ xuất hiện khi truy cập website trên máy tính hoặc máy tính bảng, vì màn hình điện thoại quá hẹp để hiển thị thêm phần này.
Các trang con (web page) quan trọng
Mặc dù không có một tiêu chuẩn thống nhất nào cụ thể nhưng với hầu hết các website phổ biến, đầy đủ chức năng thì đều cần 5 trang con (web page) sau:
Trang chủ: Là trang mà khi người dùng truy cập vào tên miền sẽ xuất hiện ra đầu tiên. Đây phải là nơi chứa các thông tin quan trọng nhất của website. Ví dụ với website bán hàng thì trang chủ phải là các mặt hàng chính mà bạn đang bán. Một website tin tức thì trang chủ chắc chắn là những tin nóng hổi, mới nhất. Tất nhiên trang chủ phải chứa liên kết để truy cập đến các trang khác.
Trang giới thiệu & liên hệ: Đây chính xác là nơi chứa hồ sơ công ty/cá nhân với các thông tin về năng lực, sản phẩm dịch vụ chủ sở hữu cung cấp cũng như các phương thức liên hệ như số điện thoại, trang mạng xã hội.
Trang bán hàng: Nếu là một website bán hàng thì đây là nơi cung cấp chi tiết về từng sản phẩm, dịch vụ để khách hàng có thể tham khảo và tiến hành mua hàng. Nếu muốn khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên website thì cần thêm trang giỏ hàng và thanh toán nữa.
Trang thiên nội dung: Nếu là một website tin tức thì sẽ cần nhiều trang nội dung con về từng chuyên mục. Nếu là một website bán hàng cũng cần có trang nội dung để giới thiệu, cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ như đánh giá, hướng dẫn sử dụng, tư vấn chọn mua…
Trang liên quan đến quy định pháp lý: Trang này thường chứa các nội dung liên quan đến điều khoản, chính sách bản quyền, chính sách giao hàng, chính sách thanh toán, chính sách thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân… Mặc dù hiếm khi có người truy cập vào trang này nhưng nó lại khá quan trọng để phòng khi có tranh chấp xảy ra.
Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều loại trang con được sử dụng khác tùy mục đích cụ thể nhưng nhìn chung hầu hết website đều có đủ các trang con kể trên.
Các loại website phổ biến
Để liệt kê các loại website phổ biến hiện nay chúng ta cần liệt kê chúng theo các tiêu chí nhất định.
Theo cấu trúc và cách hoạt động
Website tĩnh: Ví dụ như landing page, dạng website này hầu như không chỉnh sửa, thay đổi và ít có tính năng tương tác với người dùng. Website tĩnh chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html kết hợp css, javascript. Mặc dù khá nhiều hạn chế nhưng ưu điểm của Website tĩnh là đơn giản, xây dựng nhanh, nhẹ.
Website động: Ngôn ngữ html, css, javascript sẽ giúp các nội dung hiển thị trên website theo một trật tự, nguyên tắc nào đó. Nhưng để thực hiện các tương tác phức tạp hơn thì website cần đến ngôn ngữ lập trình, phổ biến nhất hiện nay là PHP kết hợp với một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Website động có tính tương tác cao, dễ dàng cập nhật, bổ sung nội dung.
Theo mục đích chính của website
Hiện nay, mục đích làm website khá đa dạng, từ website giới thiệu công ty, website giới thiệu sản phẩm, website giới thiệu cá nhân, website bán hàng, website tin tức, website mạng xã hội, website chợ điện tử…
Theo lĩnh vực
Công nghệ, giáo dục, xây dựng, nội thất, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, xe, bất động sản…, mỗi lĩnh vực thường có các thiết kế, giao diện, màu sắc, tính năng khác nhau phù hợp với lĩnh vực cụ thể.
Trước khi xây dựng một website cần xác định được tất các các tiêu chí trên, bao gồm cấu trúc và cách hoạt động, mục đích, lĩnh vực hướng tới để có một website phù hợp nhất, mang lại giá trị tốt nhất cho chủ sở hữu cũng như khách hàng.
Trong thời kì xã hội phát triển mạnh mẽ, các thiết bị công nghệ cao được nhiều người ưu tiên lựa chọn, đơn cử là các thiết bị camera giám sát.
Nhu cầu lắp đặt camera giám sát tăng cao, nhiều khu vực, địa điểm đều sử dụng thiết bị này. Mục đích hỗ trợ cho hệ thống an ninh được an toàn. Đồng thời góp phần trong việc bảo vệ tài sản, con người có thể tránh khỏi các tình huống bất ngờ.
Camera phục vụ cho quá trình giám sát, tăng hiệu quả lao động, quản lý công việc. Tạo tâm lý yên tâm cho mọi người, đảm bảo không gian sống.
So với việc lắp camera cho nhà ở, công ty hay bệnh viện thì lắp đặt camera giám sát cho nhà xưởng là cực kì cấp thiết.
Với không gian rộng lớn của nhà xưởng cùng hàng loạt các trang thiết bị, nhiều người lao động đòi hỏi phải được quản lý một cách chặt chẽ. Nếu không có sự giám sát của camera thì quả là thiếu sót rất lớn.
MỤC ĐÍCH LẮP ĐẶT CAMERA TẠI NHÀ XƯỞNG
Lắp đặt camera giám sát cho nhà xưởng – “mắt thần” giúp theo dõi, giám sát mọi khu vực. Thiết bị kiến tạo nên không gian nhà xưởng được đảm bảo an toàn. Mọi hoạt động tại nhà xưởng đều nằm trong phạm vi giám sát của người quản lý.
Đảm bảo an ninh
Nhà xưởng là nơi tập trung nhiều người làm việc cũng như các loại máy móc thiết bị. Vì vậy, trang bị một hệ thống an ninh toàn diện là vấn đề thiết yếu cần quan tâm.
Giải pháp lắp đặt hệ thống camera quan sát cho nhà xưởng được xây dựng trên tiêu chí đảm bảo an ninh cho nhân viên, tài sản của nhà xưởng.
Với sự hiện diện của thiết bị thông minh này, an ninh của nhà xưởng sẽ được đảm bảo, hạn chế mất trộm trong nội bộ, kẻ gian bên ngoài.
Quản lý nhà xưởng tốt hơn
Không chỉ nên chú trọng vấn đề an ninh, việc nâng cao quản lý vận hành, nhu cầu về thu thập, phân tích, lưu trữ và xử lý thông tin các tình huống sự kiện xảy ra trong nhà xưởng rất quan trọng.
Nhà xưởng dễ dàng trong việc kiểm soát được số hàng và tài sản.
Không cần trực tiếp phải có mặt để kiểm tra số hàng nhập kho hay xuất kho..
Đảm bảo quan sát 24/24
Nắm rõ từng chi tiết của mọi hoạt động của tất cả mọi người.
Kiểm soát sự vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất.
Tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.
Có cái nhìn toàn diện.
Cần lắp đặt camera giám sát cho nhà xưởng?
Camera giám sát tạo môi trường làm việc an toàn thể nhân viên, tâm lý an tâm khi làm việc.
Tiết kiệm được thời gian quản lý, không cần phải có mặt trực tiếp.
Răn đe kẻ gian có ý đồ xấu muốn trộm cắp tài sản.
Đảm bảo thiết bị hoạt động tốt. Trong trường hợp nếu có trục trặc gì về các thiết bị kỹ thuật, camera ghi rõ lại hình ảnh nên người giám sát sẽ kịp thời xử lý.
Đảm bảo tiến độ công việc, hiệu quả làm việc của nhân viên.
Tăng tính chuyên nghiệp cho nhà xưởng. Tránh tình trạng nhân viên làm việc lơ là, không nghiêm túc.
TƯ VẤN VỊ TRÍ LẮP ĐẶT, LỰA CHỌN CAMERA PHÙ HỢP
Không phải riêng camera mà với bất cứ một loại thiết bị nào khi được đặt tại những vị trí phù hợp. Vì vậy, thiết bị sẽ phát huy được các tính năng, thế mạnh, đảm bảo các giá trị tiêu dùng.
Khách hàng khi lắp đặt camera giám sát cho nhà xưởng thì cần lưu ý một số vị trí sau để kiến tạo nên hệ thống an ninh hiệu quả.
Khu vực cổng nhà xưởng.
Khu vực văn phòng xưởng.
Không gian bên trong xưởng sản xuất.
Toàn cảnh nhà xưởng.
Nhà kho.
Hàng rào nhà xưởng.
Khu vực cổng nhà xưởng
Việc lắp đặt camera tại khu vực này để giám sát nhân viên, mọi đối tượng ra vào, di chuyển hàng hóa.
Giải pháp
Tốt nhất tại tại khu vực cổng của nhà xưởng nên lắp camera thân có hồng ngoại để có thể giám sát tốt cả ngày lẫn đêm.
Thiết bị cần tích hợp tính năng tự động cân bằng sáng cũng như độ phân giải cao để đảm bảo hiệu quả giám sát tốt nhất.
Khu vực văn phòng xưởng
Khu vực văn phòng xưởng là nơi có nhiều giấy tờ quan trọng, vì vậy việc đảm bảo an toàn nơi đây cũng rất cần thiết. Vậy có cần lắp camera tại đây?
Giải pháp
Tại văn phòng xưởng, camera sẽ giúp giám sát không gian làm việc, đảm bảo an ninh, tài sản. Tham khảo dùng camera dome ốp trên trần, camera thân nhỏ giám sát trong văn phòng nhà xưởng để tạo được giá trị thẩm mỹ.
Cũng nên chọn loại có hỗ trợ hồng ngoại để có thể giám sát hình ảnh ban đêm. Bởi vì khu vực văn phòng vào ban đêm thường tắt hết đèn.
Khu vực xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất là nơi tập trung nhiều người làm việc cũng như các loại máy móc. Vì vậy, để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo an toàn thì việc lắp camera là điều tất yếu.
Giải pháp
Đối với khu vực xưởng sản xuất thì nên dùng camera dạng thân. Hoặc có thể dùng camera speed dome hồng ngoại loại trong nhà. Những thiết bị phải sẽ có độ phân giải cao, cho chất lượng hình ảnh đẹp. Đồng thời camera với góc nhìn quan sát rõ nét, chi tiết, giám sát tốt hơn.
Toàn cảnh nhà xưởng
Bao quát tầm nhìn của toàn nhà xưởng với camera quan sát. Tham khảo sử dụng loại camera ngoài trời tích hợp các tính năng xoay 4 chiều, zoom hoặc là camera dạng dome (bán cầu).
Lưu ý nên gắn camera tại trụ cao ở góc nhà xưởng để có thể giám sát toàn cảnh. Camera thực hiện tốt vai trò giám sát là nhờ vào chức năng xoay liên tục 3600 .
Hoặc là bạn có thể thiết lập lộ trình các vị trí cần giám sát cho camera.
Khu vực nhà kho
Nhà kho là nơi chứa nhiều hàng hóa, sản phẩm, máy móc. Việc kiểm soát an ninh nơi đây cũng nên được ưu tiên, hạn chế kẻ trộm lẻn vào lấy cắp. Đồng thời kiểm soát được việc vận chuyển, giám sát nhân viên ra vào.
Giải pháp
Camera giám sát được lắp đặt trong nhà kho của xưởng để theo dõi được hàng xuất vào kho. Bằng chứng xác thực tố cáo kẻ gian khi có sự cố mất tài sản.
Tham khảo sử dụng camera hình trụ cố định gắn tại các góc xưởng. Từ đó có được góc nhìn phù hợp mà không bị che khuất bởi hàng hóa.
Khách hàng lựa chọn loại camera hồng ngoại để có thể giám sát được cả ngày và đêm, quan sát tốt trong nhiều điều kiện thiếu ánh sáng.
Ổ khóa vân tay là sản phẩm công nghệ tiên tiến, cho phép người dùng mở khóa chỉ với dấu vân tay mà không cần chìa khóa. Tính năng này mang lại sự thuận tiện, giúp người dùng không phải lo lắng về việc quên chìa khóa hoặc mật khẩu.
Cấu tạo của ổ khóa vân tay
Ổ khóa vân tay gồm hai bộ phận chính: phần cơ khí như tay cầm và chốt giữ cửa, cùng bộ phận điện tử có chức năng nhận diện và xác nhận vân tay.
Ưu điểm nổi bật của ổ khóa vân tay
Ổ khóa vân tay được ưa chuộng nhờ độ bền cao, được chế tạo từ vật liệu chống gỉ, mang lại tuổi thọ dài lâu. Nó cũng được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của người dùng.
Tiện lợi khi sử dụng
Với tính năng mở khóa nhanh chóng chỉ bằng một lần chạm tay, ổ khóa vân tay giúp người dùng tránh khỏi những rắc rối khi quên chìa khóa hay mật khẩu. Hơn nữa, khả năng lưu trữ vân tay lên đến 100 – 130 dấu tay là một ưu điểm lớn cho những gia đình đông người.
Tính bảo mật cao
Ổ khóa vân tay mang lại tính bảo mật vượt trội, giúp người dùng yên tâm hơn khi để lại tài sản quý giá. Thiết bị còn có chức năng báo động khi có dấu hiệu xâm nhập trái phép, đảm bảo an ninh cho ngôi nhà của bạn.
Top 16 ổ khóa vân tay tốt nhất
Trong danh sách này, chúng tôi giới thiệu đến bạn những ổ khóa vân tay chất lượng nhất hiện có trên thị trường Việt Nam, từ giá cả đến tính năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Ổ khóa vân tay Nikeer P3
Ổ khóa Nikeer P3 được đánh giá là sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt, với tính năng chống nước và độ bền cao. Giá thành chỉ từ 1 triệu đồng, phù hợp với nhiều người tiêu dùng.
Ổ khóa vân tay 5A Smartlock Z60
Ổ khóa này nổi bật với tính năng thông minh và dễ sử dụng, phù hợp với những gia đình có nhiều thành viên. Ngoài ra, nó còn được trang bị chìa khóa cơ dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.
Ổ khóa TapLock One
Với thiết kế nhỏ gọn và tính năng chống nước tuyệt vời, TapLock One là lựa chọn lý tưởng cho không gian sống hiện đại.
Ổ khóa vân tay Samsung SHP-DH538
Ổ khóa này cung cấp ba phương thức mở khóa khác nhau: vân tay, chìa khóa cơ và mã số, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng.
Bạn đang tìm hiểu để kinh doanh thiết bị điện thông minh? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm quý báu trong ngành hàng tiềm năng này. Hãy cùng Nhà Thông Minh 360 khám phá!
Tại sao bạn nên trở thành đại lý điện thông minh ngay bây giờ?
Thị trường thiết bị điện thông minh đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với sự bùng nổ của Internet vạn vật (IoT) và nhu cầu sống tiện nghi, an toàn, lĩnh vực Smart Home đang trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những ai biết nắm bắt.
Đặc biệt, mô hình phân phối thiết bị điện thông minh đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Hàng loạt lợi ích như nguồn sản phẩm ổn định, chi phí đầu tư thấp, và lợi nhuận cao là những lý do chính khiến ngành hàng này trở nên hấp dẫn.
Kinh nghiệm cần “bỏ túi” khi làm đại lý nhà thông minh
1. Nâng cao kiến thức về điện dân dụng
Để thành công trong lĩnh vực này, việc hiểu biết về điện nói chung và thiết bị điện thông minh là điều cực kỳ cần thiết. Bạn cần nắm vững nguyên lý hoạt động của thiết bị, cách lắp đặt, cũng như các tiêu chuẩn an toàn điện để có thể tư vấn cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
2. Cập nhật kiến thức về điện thông minh
Điện thông minh là lĩnh vực mới mẻ, vì vậy bạn cần hiểu rõ về các công nghệ như Zigbee, Matter, Wi-Fi, Bluetooth Mesh… để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và chuyên nghiệp.
3. Chọn vị trí kinh doanh lý tưởng
Vị trí cửa hàng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong kinh doanh. Hãy chọn nơi có lưu lượng khách hàng cao, gần khu dân cư, và tạo không gian thoải mái cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
4. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Chọn lựa nhà cung cấp chất lượng và có chính sách bảo hành rõ ràng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc kinh doanh. Hãy so sánh và tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
5. Xây dựng kênh phân phối đa dạng
Kết hợp nhiều kênh bán hàng như website, các trang thương mại điện tử, và mạng xã hội để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hãy tận dụng sức mạnh của marketing trực tuyến để tăng trưởng doanh thu.
6. Kỹ năng tư vấn khách hàng
Kỹ năng tư vấn là rất quan trọng để bạn có thể giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm phù hợp. Hãy tìm hiểu nhu cầu của họ để đưa ra những giải pháp tốt nhất.
7. Chính sách bán hàng minh bạch
Xây dựng chính sách giá cả và khuyến mãi rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác. Hãy công khai các thông tin này để mọi người dễ dàng tiếp cận.
Nhà Thông Minh 360 đang tìm kiếm những đối tác nhiệt huyết. Hãy tham gia cùng chúng tôi để nhận được hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ phát triển kinh doanh bền vững.
- Sự phản chiếu ánh sáng lên tivi có thể khiến bạn cảm thấy màn hình chói, nhoè, không nhìn rõ một số điểm. Nếu bạn sở hữu tivi màn hình cong, vấn đề này lại càng phải đặc biệt chú ý.
- Một trong những nhược điểm lớn của tivi màn hình cong đó là sự phản xạ ánh sáng rất lớn. Bởi lẽ, độ cong của màn hình tivi sẽ bóp méo và phóng đại sự hắt sáng rồi lan ra khắp tivi, gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi xem.
2. Đặt tivi ở vị trí trung tâm, hướng thẳng về phía người xem
- Các model tivi hiện đại đều được trang bị góc nhìn rộng, cho phép bạn nhìn rõ ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ có tính tương đối. Thực tế là tất nhiên góc nhìn của bạn càng nghiêng thì khi xem sẽ kém đẹp hơn.
- Màn hình tivi sẽ giảm độ tương phản và mất tính chân thực nếu bạn xem tivi ở góc nhìn quá hẹp, lệch chuẩn. Do đó, bạn cần đảm bảo tivi được đặt ở vị trí chính diện, để đảm bảo các vị trí ngồi trong căn phòng nhìn thẳng về tivi.
- Nếu dùng giá treo tivi, không nên treo quá cao đến mức phải gập màn hình xuống hoặc người xem phải ngẩng cao cổ. Tốt nhất, tivi nên được treo ngang tầm mắtngười ngồi xem.
- Ngoài ra, khi bố trí tivi cũng cần lưu ý đến khoảng cách giữa tivi và người xem, vừa giúp trải nghiệm hình ảnh tốt nhất và bảo vệ đôi mắt người xem.
Tốt nhất bạn nên sử dụng giá treo tivi đa năngđể có thể điều khiển, xoay tivi đi mọi hướng theo nhu cầu của bạn sao cho tầm quan sát được thoải mái nhất.
3. Ánh sáng vừa phải, phòng quá sáng hay quá tối đều không tốt
Phòng quá sáng hay quá tối đều ảnh hưởng đến độ tương phản mà bạn nhìn thấy:
- Nếu phòng quá sáng, lúc xem bạn sẽ thấy hơi chói, nhanh mỏi mắt, đồng thời không nhìn rõ được các vị trí có độ sáng cao trên tivi, nên buộc lòng phải chỉnh màn hình tivi tối xuống, lúc đó khi xem không còn đẹp như ban đầu.
- Trong khi đó, nếu phòng tối thì xem dễ chịu, thoải mái, thấy rõ các điểm sáng nhưng ngược lại các phần tối sẽ không nhìn rõ, nhất là với các tivi có độ tương phản kém.
Do đó, tốt nhất nên đặt tivi ở điều kiện ánh sáng vừa đủ. Sau khi lắp đặt tivi, nhớ bật tính năng cảm biến ánh sáng dựa trên điều kiện phòng (nếu có), sau đó thử điều chỉnh độ sáng tivi sao cho thấy dễ chịu nhất.